Thời Trung Hoa phong kiến, địa vị của người phụ nữ cổ đại rất thấp. Một người đàn ông có thể có nhiều mỹ nhân cùng lúc bất cứ khi nào có nhu cầu.
Trong một gia đình quyền quý, thấp bé nhất chính là nha hoàn, nhưng họ cũng được chia thành nhiều cấp bậc: Đại nha hoàn, thị nữ nha hoàn, nha hoàn thông phòng,... Và nha hoàn thông phòng chính là giai cấp thấp nhất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Nếu chủ nhân đang trong kỳ kinh nguyệt, thân thể không khỏe hoặc đang mang thai, không tiện sinh hoạt vợ chồng, những nhà hoàn thân tín còn phải tự mình "hầu hạ" chồng của chủ nhân thay chủ nhân.
Và để thuận tiện cho việc "gọi đến là phải đến" đó, các vị thiếu gia sẽ chuẩn bị một căn phòng đặc biệt chỉ để dành "tiếp đón" những nha hoàn thông phòng. Chính thất (vợ chính thức) không thể đến căn phòng này.
Thân phận thấp kém, những nha hoàn trong gia đình quý tộc thời xưa thường không được tự mình lựa chọn bất cứ điều gì.
Sau khi hầu hạ thiếu gia, nếu mang thai, may mắn những nha hoàn này có thể được nạp làm thiếp, tuy nhiên đứa con sinh ra chỉ được gọi chủ nhân là mẹ. Còn nếu không may mắn, bị chủ nhân ghen ghét, những nha hoàn này sẽ buộc phải uống thuốc sảy thai.
Nói cho cùng, xã hội phong kiến cổ đại tồn tại quan niệm giai cấp khác biệt, danh môn quý tộc luôn xem trọng sự thuần khiết của huyết thống cao quý, thường không chấp nhận con cái do những nha hoàn có thân phận thấp kém sinh ra.
Đến thời nhà Minh, chủ nghĩa nam quyền đã thay đổi. Đối với bách tính thường dân, hơn 40 tuổi vẫn chưa có con trai thì sẽ có thể nạp thiếp. Điều này tạo cơ hội cho các cô gái ở dưới đáy xã hội có thể đổi đời, các nha hoàn thông phòng cố gắng mang thai.
Tuy nhiên, vào thời xưa, liệu có bao nhiêu người đàn ông có thế sống hơn 40 tuổi? Chính vì thế, việc nạp thiếp đã trở thành một điều quá xa xỉ vào lúc đấy.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/he-lo-can-phong-dac-biet-cua-thieu-gia...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn