Đệ nhất hoàng hậu Trung Hoa-người đàn bà thép 20 tuổi đăng cơ, 22 tuổi chịu tang chồng

Thứ sáu - 20/11/2020 11:01

Đệ nhất hoàng hậu Trung Hoa-người đàn bà thép 20 tuổi đăng cơ, 22 tuổi chịu tang chồng

Vị đệ nhất hoàng hậu lừng danh thiên cổ này được gọi là Chử Toán Tử, một mỹ nhân vẹn sắc toàn tài.

Được phong hậu từ tuổi 20

Trong lịch sử triều đại Đông Tấn gần 103 năm, tổng cộng xuất hiện 11 vị hoàng đế, thế nhưng trong 11 vị này, đã có tới 6 vị hoàng đế do một hoàng hậu phù lập. Vị hoàng hậu này cũng chống đỡ, chèo lái hơn nửa vương triều, giang sơn nhà Đông Tấn, có thể xưng là đệ nhất hoàng hậu. Vị hoàng hậu này là ai? Nàng chính là Chử Toán Tử, hoàng hậu dưới thời Tấn Khang Đế, vị vua thứ tư của nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Theo sử sách ghi chép lại, vị hoàng hậu truyền kỳ được gọi đầy đủ là Khang Kiến hoàng hậu Chử Toán Tử. Nàng xuất thân quan lại thế gia, cha là Chử Bầu, một quý tộc giàu có, phe cánh của Vệ tượng quân, mẹ họ Tạ, vợ lẽ của Chử Bầu.

Chử Toán Tử sở hữu tài mạo song toàn. (Hình minh họa)

Chử Toán Tử trời sinh đã nổi bật, hơn nữa xuất thân quý phái cũng giúp nàng tu dưỡng văn hóa rất tốt, từ nhỏ đã thông minh, trí thuê, khí độ khoan dung, thần thái thu hút.

Hơn 10 tuổi, nhờ tài mạo song toàn, Chử Toán Tử được chọn gả cho Lang Nha vương Tư Mã Nhạc, em trai Tấn Thành Đế, trở thành vương phi.

Năm 342, Tấn Thành đế mất, Lang Nha vương lên ngôi, hiệu Tấn Khang đế. Vương phi Chử Toán Tử năm ấy 20 tuổi được phong làm hoàng hậu.

Thế nhưng Tấn Khang Đế cũng là một hoàng đế đoản mệnh, trị vì được 23 năm thì băng hà. Lúc này, hoàng hậu Chử Toán Tử 22 tuổi. Đối với một người phụ nữ mà nói, đây có lẽ là tình huống buồn tủi nhất, chẳng khác nào bị số phận tàn nhẫn vui đùa.

Năm 345, thái hậu Chử Toán Tử ôm con trai Tư Mã Đam 3 tuổi lên ngôi báu, hiệu là Tấn Mục đế. Sau đó, nàng tiếp thu đủ loại sớ tấu, chính thức buông rèm nhiếp chính, nắm quyền điều hành triều đình. Đông Tấn bước vào thời kỳ do thái hậu thống trị.

Năm 20 tuổi, Chử Toán Tử đã được sắc phong hoàng hậu. (Hình minh họa)

Không giống với Từ Hi thái hậu muốn khống chế con trai, tập trung quyền lực về phe mình, sau khi Tư Mã Đam trưởng thành, thái hậu Chử Toán Tử chủ động nhường lại hoàng quyền, chỉ ở phía sau cố gắng giúp đỡ, chỉ bảo.

Thậm chí, để yên tâm, thái hậu còn tự mình viết chiếu thư, yêu cầu quần thần trong triều có thể đồng lòng, nhất tâm, phù trợ ấu chủ hoàn thành đại nghiệp.

Vị hoàng hậu nâng đỡ 6 đời hoàng đế

Chẳng may, Tấn Mục đế Tư Mã Đam sau 4 năm trị vi cũng bất hạnh qua đời. Vì Mục đế chưa kịp để lại người nối dõi, thái hậu Chu Toán Tử lại bôn ba một phen, lập con trưởng của Tấn Thành Đế là Lang Nha vương Tư Mã Phi lên ngôi, tức Tấn Ai Đế.

Bi ai thay, Tấn Ai Đế ham mê luyện đan dược để cầu trường sinh, vì thử quá nhiều đan dược nên trúng độc phát bệnh mà chết khi mới được 24 cái xuân xanh.

Không còn cách nào khác, thái hậu Chử Toán Tử đành phải hạ lệnh lập em trai Ai Đế là Lang Nha vương Tư Mã Dịch làm vua, hiệu là Tấn Phế Đế. Lúc này, nàng vẫn giữ quyền nhiếp chính. Bằng tài năng, đức độ, nàng tiếp tục giúp hoàng đế vượt qua khó khăn.

Sau, đại tướng quân Ôn Hoàn nhìn thấy Tư Mã Dịch làm vua không thích hợp bèn kiến nghị với thái hậu phế đế, lập Tư Mã Dục lên ngôi, tức Tấn Giản Văn Đế.

Tư Mã Dục tại vị, Chử thái hậu yên tâm, không cần lâm triều nghe báo cáo và quyết định triều chính, nàng an cư ở cung Sùng Đức.

Gần một năm sau, Tư Mã Dục không may qua đời. Thái tử Tư Mã Diệu lên ngôi, hiệu Tấn Hiếu Vũ đế. Song, vì đế vương còn nhỏ, đại tướng quân Hoàn Ôn lại không may qua đời, quần thần một lần nữa thỉnh thái hậu Chử Toán Tử nhiếp chính, chèo chống triều đình, yên ổn xã tắc.

Sau khi Tư Mã Diệu trưởng thành, Chử Toán Tử tự nguyện nhường lại quyền lực cho hoàng đế, trở lại xưng là Sùng Đức thái hậu.

Năm 384, Chử thái hậu qua đời ở điện Hiển Dương, thọ 61 tuổi, được truy tôn là Khang Hiến hoàng hậu. Tấn Hiếu Vũ đế còn tự mình mang tang phục một năm, bày tỏ lòng tôn kính.

Chử Toán Tử 22 tuổi tang chồng, suốt đời phục vụ đất nước, xử lý chuyện triều chính, phò tá, nâng đỡ 6 đời hoàng đế. Không giống với Từ Hi thái hậu, Chử thái hậu dù 3 lần buông rèm nhiếp chính nhưng đều chủ động nhường lại hoàng quyền khi hoàng đế trưởng thành. Hơn nữa, mỗi lần quốc gia gặp nguy nan, Chử thái hậu luôn có thể đứng mũi chịu sào, dẫn dắt bách tính vượt qua lầm than.

Trong dòng lịch sử hàng ngàn năm, liệu có người phụ nữ nào làm được như nàng? Chử Toán Tử tuyệt đối có thể xưng là đệ nhất hoàng hậu.

Nguồn: https://danviet.vn/de-nhat-hoang-hau-trung-hoa-co-dai-nguoi-dan-ba-thep-tung-nang-do-6-...Nguồn: https://danviet.vn/de-nhat-hoang-hau-trung-hoa-co-dai-nguoi-dan-ba-thep-tung-nang-do-6-hoang-de-2020111723514183.htm

Hoàng hậu Trung Hoa được 4 Hoàng đế sủng ái và cái kết bi kịch vì không chịu thị tẩm
Được nhiều Hoàng đế mê mẩn nhưng cuộc đời của người phụ nữ này lắm truân chuyên, đoạn trường. 
Bấm xem >>
Theo Tùy Ý (Dân Việt)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây