Vải là loại quả thơm ngon, hấp dẫn trong những ngày hè. Vị ngọt ngào đầy sức hút của quả vải khiến nhiều người mê mẩn. Vải có thể ăn trực tiếp, làm trà vải, làm sinh tố hay làm kem, nấu chề đều rất tuyệt.
Từ trước đến nay, bóc vải là việc ai cũng cảm thấy đơn giản, dễ làm và thực hiện bóc tách vỏ vải từ phần cuống. Tuy nhiên, mới đây, lại có chàng trách có nickface Kasey PH mách cách bóc vỏ vải hoàn toàn mới mà rất ít người nghĩ ra. Thậm chí anh chàng còn quay cả clip cách bóc vải của mình.
Nguồn video: Kasey PH
Theo như trong clip, mấu chốt của vấn đề là cần tìm ra một đường nhỏ xẻ dọc quanh trái vải. Khi tìm thấy đường nhỏ này, bạn chỉ cần dùng ngón trỏ và ngón cái đặt vào hai bên, sau đó ấn nhẹ, vỏ trái vải sẽ tự nhiên tách ra, để lộ phần thịt trắng ngần thơm ngon, tròn trịa. Cách bóc vải này quả thực rất nhanh mà cũng không sợ đau tay.
Sau khi Kasey PH đăng tải clip, ngay lập tức dân mạng được phen xôn xao vì cách bóc vải vừa lạ vừa mới, "chưa từng làm trước đây".
Nhiều người lên tiếng trầm trồ khen ngợi "Cách hay thế giờ mới biết" hay "tí phải thử mới được". Nhưng cũng rất nhiều người cho rằng, cách bóc vải này tuy hay nhưng lại không kiểm tra được quả vải có bị sâu đầu hay không. Hơn nữa, không phải quả vải nào cũng có rãnh như vậy để tách.
- Đầu tiên phải bóc phần đầu xem có bị đen không rồi làm gì thì làm.
- Mình phải bóc từ trên đầu để chắc chắn nó không có sâu.
- Bóc thế này sâu cuống thì làm thế nào?
- Bóc vậy khó nhìn thấy sâu đầu, mình rất sợ sâu.
Lại có người "nhây" đừng hỏi, rảnh rỗi đến nỗi cho biết mình thích bóc phần bỏ mỏng bên ngoài giữ nguyên phần màng trắng, sau đó mới bóc phần màng trắng và ăn khiến dân mạng thích thú.
Ăn vậy mới sành điệu (Ảnh: Huỳnh Thanh)
Mình cứ thích thế này cơ (Ảnh: Thủy)
Thực tế cách bóc vải của chàng trai không có gì là sai, chỉ là đúng như nhiều người nhận xét, không phải quả vải nào cũng có rãnh như vậy để tách. Ngoài ra, cách bóc vải kiểu này thường khó phát hiện ra quả có bị sâu đầu hay không để còn tránh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM 1. Cách chọn vải ngon - Vỏ vải: Vỏ tươi, mỏng, gai ở vỏ vải nhẵn. Cành của quả vải dẻo và nhỏ. Đặc biệt, tránh chọn những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô, nhất là có đốm nâu (vết thâm) ở cuống vì quả như vậy dễ bị sâu đầu. - Màu sắc: Trông màu bên ngoài quả vải phải hồng tươi, ngon, quả đều nhau. - Hình thức: Để chọn được vải thiều, lưu ý, vải thiều có hình thức không đẹp bằng vải lai. Quả vải thiều nhỏ hơn, chỉ bằng 70% vai lai. Quả tròn, hơi đều, trong khi giống vải lai quả vải to mọng, thân thuôn dài, hạt to. - Hương vị: Khi nếm, vải có vị ngọt, có hương thơm đặc trưng. - Hạt: Hạt nhỏ là vải ngon. Hạt dễ tách, đen nhánh là vải vừa chín tới, nên mua. Còn hạt có màu hồng, khó bóc thịt vải chứng tỏ quả còn xanh, ăn sẽ chua. - Thịt quả: Thịt quả dày, trắng trong, mềm, căng nước. Nếu thịt quả biến sắc, khô, là vải đã để lâu ngày, chất lượng kém. Nếu có mùi rượu, thịt quả vải có màu khác lạ thì tuyệt đối không nên sử dụng. Vải ngon nhất khi vừa chín tới. Nếu mềm mà không có tính đàn hồi là quả đã quá chín, ăn không ngon. 2. Vải ăn bao nhiêu thì đủ? Theo Ths. Bs Nguyễn Thị Tường Vi, Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết, trung bình một ngày người bình thường có thể dùng từ 200 - 300g hoa quả. Vải là loại quả có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Hàm lượng đường trong 100g vải là 15,2g; vitamin C là 36mg. Hàm lượng đường tương đối cao trong vải sẽ là nguồn cung cấp nhiều năng lượng. Nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ thừa cân. Những người có rối loạn đường máu hoặc đái tháo đường không nên ăn vải nhiều vì dễ có nguy cơ tăng đường máu sau ăn. Vì vậy, người lớn chỉ nên ăn khoảng 5-10 quả/ lần. Trẻ em thì chỉ 3-4 quả một lúc. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn