MXH xôn xao “không nên súc miệng lại với nước khi đánh răng”, chuyên gia lý giải sự thật

Thứ bảy - 13/04/2019 11:15

MXH xôn xao “không nên súc miệng lại với nước khi đánh răng”, chuyên gia lý giải sự thật

Theo bác sĩ, mặc dù là một chất quan trọng giúp cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng flour cũng được xem là độc chất nếu dùng với liều lượng không thích hợp hoặt nuốt thường xuyên.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của một facbooker tên M.T.N cho rằng trong quá trình đưa con đi khám răng tại nha sĩ, chị được bác sĩ khuyên nên cho bé sử dụng kem đánh răng người lớn để giúp răng chắc khỏe và không được súc lại bằng nước sau khi đánh răng khoảng 2 phút vì sẽ làm trôi Fluoride.

Ngay sau khi đăng tải, bài viết này đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước nay mọi người luôn có thói quen súc miệng bằng nước sau khi đánh răng. Nhiều người đã chia sẻ lại bài viết và cho biết sẽ áp dụng lời khuyên này đối với con mình.

Bài viết được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, các BS cho rằng không có bất kì thông tin nào về y khoa khuyến cáo từ bỏ bước súc miệng bằng nước sạch sau khi đánh răng và việc cho trẻ dùng kem đánh răng người lớn là hoàn toàn không nên.

Trao đổi với PV, Bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Quận 2 TP.HCM cho biết ông khá bất ngờ khi đọc được thông tin cho rằng đánh răng không nên súc miệng bằng nước cũng như trẻ có thể vô tư dùng kem đánh răng của người lớn.

 Trẻ dưới 6 tuổi cần được dùng riêng loại kem đánh răng dành cho trẻ em. Việc đánh răng bằng kem có hàm lượng fluor quá cao khiến men răng trẻ ngày càng bị mài mòn và yếu đi.

Theo Bác sĩ Việt, kem đánh răng là một chất tẩy sạch răng dạng hỗn hợp nhão hay gel được sử dụng với bàn chải đánh răng như một phụ kiện để tẩy sạch, duy trì thẩm mỹ và sức khoẻ của răng. Ngoài những thành phần khác, trong kem đánh răng có chứa fluor. Đây là chất có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng… Riêng đối với việc bảo vệ răng, fluor có thể ngấm vào men răng (tổ chức cứng nhất của cơ thể ) và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng.

“Kem đánh răng thường chia thành 2 loại: của trẻ em và của người lớn. Đối với mỗi loại thì nồng độ fluor trong kem cũng khác nhau. Ở người lớn nồng độ này có thể cao gấp nhiều lần so với ở trẻ em. Nên trẻ dưới 6 tuổi cần được dùng riêng loại kem đánh răng dành cho trẻ em. Việc đánh răng bằng kem có hàm lượng fluor quá cao khiến men răng trẻ ngày càng bị mài mòn và yếu đi. Giai đoạn đầu đời cấu trúc răng của bé khá yếu, chưa hoàn thiện”, bác sĩ Việt cho biết.

Đối với thông tin cho rằng sau khi đánh răng, chỉ nên nhổ phần kem đi và lau sạch miệng chứ không cần phải súc lại bằng nước sạch, bác sĩ Việt cho biết ông không đồng ý với ý kiến này vì như thế chẳng khác nào đang nuốt fluor vào trong cơ thể. Vì thực chất trong quá trình chải răng cơ học, răng đã nhận đủ lượng fluor cần thiết để bảo vệ răng. Hơn nữa, trong nước máy hiện tại đã có một hàm lượng nhất định fluor. Dung nạp quá nhiều fluor vào cơ thể rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì mức fluor trên 1,5 mg/lít nước sẽ gây nguy cơ ngộ độc fluor ở răng (gọi là fluorosis răng), nếu tiêu thụ nước có mức trên 10 mg/lít thì gây biến đổi bệnh lý trong cấu trúc xương (fluorosis xương).

Nhiễm độc dễ mắc phải khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc đánh răng chứa fluor. Trẻ có thể nuốt phải thuốc đánh răng. Liều độc gây chết tiềm năng của fluoride là 5mg/kg cân nặng; nếu ăn phải fluoride với liều thấp hơn 15-20 lần liều gây chết (0,2-0,3 mg/kg cân nặng) thì có những rối loạn về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, tiết nhiều nước bọt, buồn nôn và nôn, ra mồ hôi nhiều và khát nước.

Chính vì nguy cơ trên mà từ năm 1997 Tổ chức Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) đã yêu cầu các loại thuốc đánh răng có chứa fluoride phải cảnh báo trên nhãn dòng chữ: "Tránh không cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi tiếp xúc với thuốc. Nếu có triệu chứng nhiễm độc do nuốt phải nhiều thuốc khi đánh răng phải tìm đến cơ quan chuyên môn để giải độc ngay".

Ngoài sự nhiễm độc cấp tính do ăn một số lớn fluoride trong một thời gian ngắn còn có nhiễm độc mãn tính do ăn phải fluoride với số lượng nhỏ trong một thời gian dài; độc mãn tính gây bệnh "fluorosis" ở răng và xương. Biểu hiện "fluorosis" dạng nhẹ ở răng là răng bị vàng, bị vân đá (có những đốm trắng trên bề mặt), dạng nặng là răng có các vết hoen ố màu nâu. 

Nhiều người mắc ung thư miệng vì sai lầm ngớ ngẩn trong việc đánh răng
Ngày nay, nhiều người Việt có thói quen đánh răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng vẫn rất cao do vệ sinh răng...
Bấm xem >>
Theo HUY VÂN (Khám phá)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây