Thách thức quân sự với NATO khi Trump vào Nhà Trắng

Thứ ba - 15/11/2016 05:34

Thách thức quân sự với NATO khi Trump vào Nhà Trắng

Các nước châu Âu trong khối quân sự NATO có thể buộc phải tăng ngân sách quốc phòng hoặc đối mặt với khả năng Mỹ rút khỏi liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

Video

Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ra sao?

Các chuyên gia từ Singapore, Mỹ chia sẻ góc nhìn với Zing.vn về tương lai nước Mỹ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump vừa mới đắc cử.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump liên tục chỉ trích các đồng minh của Mỹ trong Liên minh quân sự bắc Đại Tây Dương (NATO). Tại buổi vận động tranh cử ở Racine, bang Wisconsin, ngày 2/4, tỷ phú Trump chỉ trích các đồng minh của Mỹ ở NATO là “không gánh trách nhiệm sòng phẳng” và cho rằng mô hình NATO đã “lỗi thời”.

Trump dọa sẽ rút khỏi liên minh quân sự lớn nhất thế giới nếu các nước trong liên minh không chia sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ. Hiện tại, Washington chi trả tới 70% ngân sách quốc phòng của NATO.

Áp lực tăng ngân sách

Theo cam kết chung, NATO yêu cầu các nước thành viên dành 2% GPD cho quốc phòng nhưng chỉ có 5 trong tổng số 28 nước thành viên thực hiện đúng gồm Mỹ, Anh, Hy Lạp, Estonia và Ba Lan. Một số quốc gia NATO đã tăng ngân sách quốc phòng nhưng vẫn không đạt con số 2%.

Ví dụ, Canada chỉ dành gần 1% GDP cho quốc phòng, Đức xấp xỉ 1,2%, Italy 1,1%, Tây Ban Nha 0,9%. Ian Brzezinski, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách châu Âu dưới thời Tổng thống George W. Bush nói, các nước châu Âu cần chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng để duy trì thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương.

Một cuộc họp của các quan chức quốc phòng NATO. Ảnh: NATO

Tháng trước, trong Hội nghị Riga, hội nghị an ninh lớn giữa các nước NATO diễn ra từ ngày 28-29/10 tại Latvia, Michael Carpenter, phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại kêu gọi các nước đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng.

Marko Mihkelson, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Estonia, cho biết việc Mỹ chi trả hơn 70% ngân sách quốc phòng NATO chắc chắn mất cân bằng vì các nước trong liên minh buộc phải phụ thuộc vào một quốc gia.

Tuy nhiên, ông Mihkelson thừa nhận, việc một số quốc gia tăng ngân sách quốc phòng đạt mức 2% không phải là điều dễ dàng. Ông cho biết Estonia dự định tăng ngân sách quốc phòng lên 2,1% vào năm tới nhưng không chắc được Quốc hội nước này thông qua.

Trong khi đó, một số thành viên NATO lại cho rằng tăng chi tiêu quốc phòng của các nước lên 2% không làm cho liên minh này hiệu quả hơn, thậm chí còn làm cho tình hình trở nên lộn xộn. Một cựu quan chức quân sự cấp cao trong NATO, cho biết liên minh dành quá nhiều tiền cho nhân sự trong khi quá ít cho trang thiết bị.

Ngoài ra, NATO phải chịu gánh nặng chi phí khá lớn cho công tác hậu cần, đặc biệt là phục vụ cho lính Mỹ đồn trú ở châu Âu.

Thực ra việc Mỹ yêu cầu các đồng minh châu Âu tăng ngân sách quốc phòng không phải là điều mới mẻ nhưng chưa có chính trị gia nào ở Washington làm quyết liệt vấn đề này. Trump từng tuyên bố, Mỹ chỉ bảo vệ các nước Baltic khi họ hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với chúng tôi.

Việc Trump đắc cử và nếu ông quyết tâm thực hiện những điều đã tuyên bố, NATO sẽ đối mặt với thách thức lớn. Các nước châu Âu có thể buộc phải tăng ngân sách quốc phòng lên 2% hoặc chấp nhận nguy cơ đổ vỡ liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

NATO khó sụp đổ

Lịch sử quan hệ quốc tế ghi nhận, mối quan hệ giữa các liên minh quân sự ít phụ thuộc vào quan điểm của cá nhân của người đứng đầu nhà nước. Đơn cử trường hợp Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 1977, ông Carter từng tuyên bố sẽ rút toàn bộ lực lượng quân sự và vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên.

Những tuyên bố của ông Carter khiến liên minh quân sự Mỹ - Hàn Quốc đứng trước nguy cơ sụp đổ. Khi đắc cử tổng thống vào năm 1977, ông Carter ra lệnh rút 30.000 quân và một nửa số vũ khí hạt nhân chiến thuật ra khỏi Hàn Quốc trước khi Quốc hội và Lầu Năm Góc thuyết phục ông từ bỏ kế hoạch.

Đoàn xe thiết giáp của quân đội Mỹ đồn trú tại châu Âu diễu hành trên đường phố ở Daugavpils, Latvia. Ảnh: Reuters

Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ ít nhiều sẽ tác động tiêu cực đến liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nhưng chắc chắn khối quân sự lớn nhất thế giới khó sụp đổ bất chấp quan điểm khác biệt của Trump. Lầu Năm Góc và giới tinh hoa chính trị Washington có nhiều lý do để cản ý định rút khỏi NATO của Trump.

AP dẫn lời ông Peter Cook, phát ngôn viên Lầu Năm Góc ngày 11/11 cho biết Mỹ đang có kế hoạch củng cố lực lượng quân sự ở châu Âu bất luận ý đồ tương lai của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng có những cảnh báo về tuyên bố rút khỏi NATO của ông Trump. Trong thông báo chúc mừng Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, Tổng thống Pháp, Francois Hollande không quên kêu gọi cảnh giác trước những tuyên bố của ông Trump về NATO.

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg nhấn mạnh đoàn kết giữa các nước đồng minh là giá trị cốt lõi của NATO. Điều này tốt cho an ninh cả châu Âu và Mỹ. Những áp lực chính trị từ trong nước và ngoài nước sẽ tác động lớn đến bất kỳ quyết định của ông Trump về tương lai NATO khi ông bước vào Nhà Trắng từ tháng 1/2017.

Quy trình chuyển giao vali hạt nhân của các tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ mới nhậm chức sẽ nhận được một chiếc thẻ chứa mã khởi động vũ khí hạt nhân và nó sẽ theo người đứng đầu Nhà Trắng cho đến hết nhiệm kỳ.

Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây