"Vui Tết", "chơi Tết" thay dần cho "ăn Tết"

Thứ năm - 02/02/2017 18:50

"Vui Tết", "chơi Tết" thay dần cho "ăn Tết"

Người tiêu dùng tiếp tục có xu hướng chuyển từ mua sắm truyền thống sang kênh mua sắm hiện đại, mua sắm online và giảm bớt thói quen dự trữ hàng hóa.

Không có tình trạng thiếu hàng, sốt giá

Báo cáo về tình hình trước, trong và sau Tết Đinh Dậu 2017, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết thị trường ổn định, hàng hóa được cung ứng dồi dào, phong phú, không có tình trạng sốt giá; nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá góp phần nâng sức mua, giúp gia tăng mãi lực. Người tiêu dùng tiếp tục có xu hướng thay đổi dần tập quán mua sắm, tiêu dùng: thay “ăn Tết” bằng “vui Tết”, “chơi Tết”, chuyển từ kênh mua sắm truyền thống sang kênh mua sắm hiện đại, mua sắm online và giảm bớt thói quen mua dự trữ hàng hóa.

Trước Tết, lượng hàng dồi dào, không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa gây biến động giá. Vào thời điểm cận Tết (28, 29, 30 tháng Chạp), giá một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết (gà ta, thịt heo đùi, ba rọi, rau củ quả, trái cây, hoa tươi...) tăng nhẹ do sức mua tăng. Tuy nhiên, mức tăng vẫn được xem là trong giới hạn hợp lý do sức mua tăng mạnh trong thời gian ngắn, người tiêu dùng vẫn có thể trả giá hoặc mua các sản phẩm thay thế…

Sau Tết, các siêu thị tăng cường trái cây ngoại nhập để thay thế nguồn trái cây nội địa đang thiếu hụt

Năm nay, do thời gian nghỉ trước Tết dài, người tiêu dùng có nhiều thời gian mua sắm. Sức mua bắt đầu tăng sau ngày 20-1 (23 tháng Chạp). Từ ngày 20 đến 24-1, mãi lực tại các siêu thị tăng 100% – 150% so với ngày thường, tập trung vào các mặt hàng giày dép, quần áo, bia rượu, nước giải khát... Tại các chợ lẻ, mãi lực vẫn tương đối ổn định, không tăng nhiều so với ngày thường. Từ ngày 25, 26 và 27-1 (28, 29 và 30 tháng Chạp), tại siêu thị, lượng khách tăng gấp 3 – 4 lần so với ngày thường, doanh thu tăng 10% - 20% so với cùng kỳ, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, bánh, kẹo, mứt, rau củ... và một số loại trái cây chưng Tết. Tại các chợ truyền thống, lượng khách đến chợ bắt đầu đông, sức mua tăng 10% – 30% so với ngày thường, tại một số chợ khu vực trung tâm, sức mua tăng 20% – 40% so với ngày thường. Ngày 27-1 (30 tháng Chạp), các chợ và hệ thống siêu thị hầu hết chỉ hoạt động buổi sáng và đồng loạt đóng cửa từ 12 giờ trưa; các trung tâm thương mại Aeon, Lotte hoạt động đến 18 giờ. Mãi lực tại các chợ và hệ thống siêu thị rất cao.

Sức mua tăng khá

Sau Tết, do bộ phận lớn người dân về quê hoặc đi du lịch dài ngày nên lượng khách mua sắm không đông. Tuy nhiên, các mặt hàng tươi sống phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhanh và chưng cúng vẫn tăng mạnh, đặc biệt là rau xanh và thịt gia cầm gà thả vườn, gà ta. Lượng hàng về 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, chưa nhiều, chủ yếu là thịt gia súc, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây… và tăng dần. Từ tối mùng 4 sáng mùng 5, tổng lượng hàng về 3 chợ đầu mối ở TP HCM đạt 3.293 tấn/đêm, chủ yếu vẫn là rau củ quả, hàng đông lạnh chế biến vì nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm chưa hoạt động trở lại; mãi lực không cao, giá ổn định. Tại các chợ truyền thống, hầu hết đã mở cửa hoạt động trở lại. Giá các mặt hàng tương đối ổn định. Riêng trái cây chưng Tết vẫn còn giữ giá cao.

Rau củ các loại luôn tiêu thụ mạnh trước và sau Tết

Nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã mở cửa hoạt động trở lại, sức mua tăng tốt so cùng kỳ. Trong đó, hệ thống Co.op mart tăng 12%, Satra tăng 35,95%. Riêng trung tâm thương mại Aeon Mall và Lotte kinh doanh liên tục, không nghỉ Tết. Mãi lực Aeon tăng khoảng 10% - 15% so với cùng kỳ.

Theo thông tin từ các hiệp hội, năm nay đa số doanh nghiệp sản xuất khai trương vào các ngày 1, 4 và 6-2 (mùng 5, mùng 8 và mùng 10 tháng Giêng). Dự kiến thời gian tới, khi hoạt động sản xuất trên địa bàn Thành phố trở lại bình thường, sức mua của thị trường sẽ tăng mạnh trở lại so với các ngày nghỉ Tết. Các doanh nghiệp trong chương trình Bình ổn thị trường TP HCM đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, kể cả các phương án giảm giá, khuyến mãi kích cầu phục vụ người tiêu dùng, các phương án tổ chức phân phối, bán hàng lưu động, không để thị trường thiếu hàng, biến động giá.

Kiểm tra 1.803 vụ, xử phạt hơn 42 tỉ đồng

Từ ngày 21-12-2016 đến 20-1, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM phối hợp các cơ quan liên quan đã tiến hành 1.803 vụ kiểm tra chuyên ngành và liên ngành. Cụ thể, kiểm tra 634 vụ chuyên ngành quản lý thị trường, phát hiện 590 vụ vi phạm với 738 hành vi vi phạm hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả… Đã xử phạt 524 vụ, số tiền hơn 42 tỉ đồng, tiêu hủy hơn 2,8 tỉ đồng hàng hóa và tịch thu khoảng 35 tỉ đồng hàng hóa vi phạm. Đơn vị này còn phối hợp thực hiện kiểm tra liên ngành 1.169 vụ, phát hiện 313 vụ vi phạm về kiểm dịch thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, không niêm yết giá…

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây