Giáp Tết, "vũ nữ chân dài"... lên ngôi!

Thứ sáu - 09/02/2018 12:46

Giáp Tết, "vũ nữ chân dài"... lên ngôi!

Món “vũ nữ chân dài” đã làm cho nhiều thực khách phải phát ghiền mỗi khi nhâm nhi vài ly rượu, chai bia với bạn bè trong những ngày đầu Xuân.

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào những ngày giáp Tết Nguyên đán , không khí làm việc tại "thủ phủ" của món ăn đậm chất dân dã miền Tây càng trở nên gấp rút hơn bao giờ hết để chuẩn bị cho những đợt giao hàng cuối năm.

Ông Võ Văn Liền ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết món ăn khoái khẩu "vũ nữ chân dài" (nhái phơi khô) có nguồn gốc từ Campuchia. Ngay khi phát hiện ra món ăn "độc" và lạ này, ông Liền về quê mua sắm một số dụng cụ cần thiết như đèn soi, cây chụp, giỏ đựng để săn bắt nhái. Số nhái bắt được, ông Liền cho vào thùng đựng nước đá rồi gọi vợ con ra phụ tiếp việc sơ chế. Riêng ông Liền thì đảm nhận việc tẩm ướp gia vị theo đúng cách mà những người bạn của ông đã làm trên đất nước chùa tháp rồi đem ra phơi nắng. Từ mẻ khô nhái đầu tiên được hàng xóm ăn thử và khen ngợi, ông Liền quyết định tung ra thị trường món khô độc đáo có 1 không 2 này với giá bán chỉ hơn 200.000 đồng/kg. Khi được ưa chuộng, ông Liền tiếp tục mở thêm "chi nhánh" ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang) để thu gom số nhái cơm của những người thợ soi khắp vùng Bảy Núi - An Giang với sản lượng có khi lên đến 500-600 kg/ngày.

"Cũng nhờ bạn bè, hàng xóm ăn thấy ngon rồi cứ đồn ra nên mọi người mới biết tới món khô này. Người ta gọi nó là món "vũ nữ chân dài" chắc vì nó nhìn hao hao giống chân dài của phụ nữ chứ ở đây tụi tôi đâu có đặt tên. Tôi cũng không ngờ món khô này lại được nhiều người thích ăn tới vậy. Dịp Tết, ngồi nhâm nhi với bạn bè bằng món khô này thì còn gì bằng. Bởi lẽ, nó không gây ngán mà càng ăn càng mê. Có người còn nói với tôi là họ đã bị ghiền món "vũ nữ chân dài" ngay từ lần đầu tiên thưởng thức"- ông Liền phấn khởi.  

Còn anh Nguyễn Hoàng Anh ở xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, cho biết mẹ ruột của anh cũng là người gốc ở xã Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên nên mới học hỏi được cái nghề làm khô nhái. Theo kinh nghiệm của chủ cơ sở này, muốn có được 1 kg khô nhái thành phẩm bán ra thị trường thì phải cần đến 4 kg thịt nhái tươi đã qua sơ chế (1 kg nhái sống sau khi sơ chế chỉ còn 600 gram thịt). Sở dĩ món "vũ nữ chân dài" được thị trường tiêu thụ khá mạnh là vì không có hóa chất độc hại với sự giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng các cấp trong tỉnh. Hiện giá khô loại nhỏ đang được giao cho các tiểu thương, thương lái là 500.000 đồng/kg, loại khô lớn thì ở mức 400.000 đồng/kg.

"Dạo này, nhái ngoài tự nhiên quá khan hiếm nên mỗi ngày cơ sở của tôi chỉ chế biến và bán được khoảng vài chục kg thôi. Có quá nhiều người đến đây đặt mua phục vụ dịp Tết nhưng chúng tôi không dám nhận lời vì sợ không đảm bảo đủ nguồn hàng để giao. Giá khô này sẽ còn tăng cao hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ và do không còn nhái để làm ra"- anh Hoàng Anh khẳng định.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận tại các cơ sở chế biến món "vũ nữ chân dài":

Ông Liền cho rằng món "vũ nữ chân dài" chính hiệu phải là con nhái cơm được săn bắt ngoài đồng ruộng như thế này mới đảm bảo chất lượng

Nhiều phụ nữ ở xã Vĩnh Trung có công ăn việc làm tương đối ổn định nhờ được thuê sơ chế nhái cơm

Những phụ nữ làm công đoạn phơi khô cũng được trả tiền công với giá 2.000 đồng/kg

Còn đây là khô nhái được chế biến tại cơ sở khô Hoàng Anh ở xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc do vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Anh làm chủ

Khô nhái được phơi khô đủ nắng thì mới đảm bảo độ giòn

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây