Quái vật bọc thép nặng 60 tấn của Liên Xô

Thứ sáu - 21/10/2016 10:12

Quái vật bọc thép nặng 60 tấn của Liên Xô

Những năm Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng phát triển siêu tăng Đề án 279 nặng tới 60 tấn nhưng dự án bị hủy bỏ do không đáp ứng được yêu cầu.

Tạp chí National Interest cho biết đến cuối những năm 1950, các loại xe tặng hạng nặng dòng IS nổi danh trong Thế chiến II đã trở nên lạc hậu. Quân đội Liên Xô muốn có một xe tăng hạng nặng mới nhằm chuẩn bị cho cuộc đột kích vào Tây Đức.

Đề án 279 Kotin nhằm tạo ra một quái vật bọc thép hạng nặng có thể chiến đấu trên địa hình xuyên quốc gia, hoạt động với vai trò xe tăng đột kích hạng nặng, có thể chịu được sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân.

Siêu tăng của Liên Xô

Xe tăng Đề án 279 được phát triển tại nhà máy Kirov ở Leningrad với đội ngũ kỹ sư do nhà thiết kế L. Troyanov làm trưởng nhóm. Quá trình phát triển xe tăng bắt đầu vào năm 1957, mẫu thử nghiệm hoàn thành vào năm 1959. 

Để đảm bảo khả năng hoạt động xuyên quốc gia trên nhiều địa hình khác nhau, các nhà thiết kế trang bị cho xe tăng 279 hệ truyền động với 4 bánh xích, trong khi xe tăng thông thường chỉ có 2.  Việc sử dụng 4 bánh xích khiến xe tăng trông như “quái vật” khổng lồ.

Siêu tăng Đề án 279 trưng bày tại Bảo tàng Xe tăng Kubinka. Ảnh: Wikipedia

Thân xe có thiết kế kiểu “mai rùa”, tháp pháo hình tròn. Xe tăng 279 được bọc giáp dày 319 mm ở tháp pháo, thân xe dày nhất 269 mm, các khu vực khác dao động từ 100 – 182 mm. Khối lượng chiến đấu của xe khoảng 60 tấn, nặng nhất trong những xe tăng từng được chế tạo tại Liên Xô. Toàn bộ thân xe được trang bị tính năng chống chịu tác nhân sinh, hóa học NBC.

Vũ khí mạnh nhất của xe tăng là pháo 130 mm, cơ số đạn 24 viên, súng máy đồng trục 14,5 mm. Đây là dàn vũ khí mạnh nhất từng được trang bị cho xe tăng. Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn bán tự động với tốc độ bắn khoảng 5-7 viên/phút.

Pháo 130 mm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau với sức công phá mạnh. Xe tăng 279 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực khá đơn giản, đặc trưng công nghệ Liên Xô những năm 1950.

Xe được trang bị động cơ diesel 2DG-8M công suất 1.000 mã lực, tốc độ tối đa 55 km/h, dự trữ hành trình 300 km.

Lỗi thời trước khi ra đời

Bản thiết kế xe tăng Đề án 279 đã bộc lộ nhiều nhược điểm trước khi mẫu thử nghiệm được hoàn thành. Việc sử dụng 4 bánh xích khiến hệ thống truyền động của xe trở nên quá phức tạp. Nếu xảy ra sự cố, việc sửa chữa 2 bánh xích phía trong trở nên rất khó khăn, đặc biệt trong điều kiện chiến trường, nơi không có các thiết bị chuyên dụng.

Hệ truyền động quá phức tạp là một trong những nguyên nhân khiến siêu tăng Đề án 279 bị khai tử. Ảnh: Militaryfactory

Khối lượng chiến đấu của xe tới 60 tấn nên không phù hợp với một số cầu ở Liên Xô. Bên cạnh đó, khối lượng nặng nề khiến xe cơ động kém trên chiến trường. Dàn vũ khí mạnh không đủ bù lại những nhược điểm về tính cơ động chiến thuật và hệ truyền động phức tạp của xe.

Ngoài những hạn chế về kỹ thuật, số phận xe tăng 279 còn bị tác động bởi yếu tố chính trị. Năm 1953 Nikita Khrushchev nắm quyền điều hành Liên Xô. Nhà lãnh đạo mới là người yêu thích tên lửa, ông muốn phát triển loại xe tăng có khả năng phóng tên lửa thay cho pháo truyền thống.

Nhà lãnh đạo nhìn thấy những hạn chế và lỗi thời đối với dòng xe tăng hạng nặng IS nên quyết định ngưng tất cả các dự án xe tăng hạng nặng. Ngày 22/7/1960, Nikita Khrushchev  ra quyết định cấm quân đội phát triển các loại xe tăng có khối lượng chiến đấu vượt quá 50 tấn.

Siêu tăng Đề án 279 bị khai tử sau khi sản xuất được 3 mẫu thử nghiệm. Kể từ đó, quân đội Liên Xô tập trung vào các mẫu xe tăng hạng trung như T-62, T-64 và không phát triển thêm xe tăng hạng nặng nào.

Siêu tăng hầm hố trong dự án 'Đại bàng đen'

Dù dự án siêu tăng Objekt 640 đã ngừng hoạt động nhưng người Nga vẫn tự hào khi nhắc đến nó như một phần tinh hoa của công nghệ xe tăng nước nhà.

Nguồn tin: news.zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây