Cây cà gai leo tưởng hoang dại, bỏ đi, hóa ra là cây thuốc quý nhà nhà muốn trồng

Thứ tư - 13/06/2018 21:04

Cây cà gai leo tưởng hoang dại, bỏ đi, hóa ra là cây thuốc quý nhà nhà muốn trồng

Cây cà gai leo hay bị nhầm lẫn với cà dại, cà tàu và cà độc dược. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát kỹ thì bạn có thể dễ dàng phân biệt các loại cà này, tránh dùng nhầm lẫn, mắc thêm bệnh vào người.

Đặc điểm 

Sở dĩ có tên gọi là cà gai leo bởi thân cây có rất nhiều gai, thuộc họ thân leo, thân bò. Cây cà gai leo còn có tên gọi khác là cà quánh, cà quýnh, cà vạnh... Thân cây phân thành nhiều cành, có lá xanh mọc so le nhau hình bầu dục. Mặt dưới lá có lông mềm nhưng không nhám, mặt trên lá cũng có gai nhưng không gây hại đến người chăm sóc. 

Cây cà gai leo có hoa màu trắng, 4 - 6 cánh hoa xếp lên nhau khá đẹp mắt. Quả có hình tròn, lúc chín mọng chuyển sang màu đỏ. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5 và kết quả khoảng từ tháng 7 đến tháng 9. 

Công dụng 

Cây cà gai leo là bài thuốc dân gian quý, thành phần cây có chứa flavonoid, các diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, hoạt chất glycoalcaloid… đều là hoạt chất để điều chế thuốc. 

Những chất này sẽ giúp chữa trị các bệnh viêm gan, xơ gan đến các bệnh thông thường như viêm họng, cảm cúm, sâu răng... Bạn có thể dùng rễ hoặc lá của cây để nấu cao lỏng hoặc sắc thuốc. Ngoài ra, ông bà cũng hay dùng cách giã nát cây tươi, chiết nước để uống và lấy bã để đắp lên những vùng đang bị đau. 

Cà gai leo được sấy khô.

Chú ý phân biệt cà gai leo với các loại cà khác

Cà gai leo hay bị nhầm lẫn với cà dại, cà tàu và cà độc dược. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát kỹ thì bạn có thể dễ dàng phân biệt các loại cà này, tránh dùng nhầm lẫn, mắc thêm bệnh vào người.

Đặc điểm

Cà gai leo

Cà dại

Cà tàu

Cà độc dược

Thân

Thân cây nhỏ, leo, gốc hóa gỗ, nhẵn, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.

Cà dại cao hơn cà gai leo, thân mọc đứng, thường cao từ 2-3 m.

Toàn thân cây có màu xanh lục nhạt, gần giống các loại cà cho ăn quả. Toàn thân có gai nhọn, sắc.

Thân thảo cao tầm 2m, phần gốc hóa gỗ, cành non có màu xanh lục hoặc tím.

Lá mọc so le, phiến lá có thùy nông, không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; gân chính, cuống lá cũng có gai.

Lá cây cà dại to hơn lá cà gai leo.

Lá cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng, cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai nhọn sắc.

Lá mọc so le, hình trứng.

Hoa

Hoa màu tím mọc 2-5 hoa ở kẽ lá, ít khi có 7-9 hoa.

Hoa mọc thành cụm, số lượng nhiều  và to hơn cà gai leo.

Cụm hoa tán ngoài lách lá mọc thành chùm 3-5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8-9 cm.

Hoa to, có hình giống hoa rau muống.

Quả

Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín màu đỏ, đường kính 5-7 mm.

Cà dại có quả màu vàng, đường kính quả cà dại 10-15mm lớn hơn cà gai leo. 

Quả không có lông tròn, có bớt rằn xanh, khi chín màu vàng tươi đường kính 2,5 -3 cm.

Quả tròn, có gai nhọn.

Cách trồng và chăm sóc

Cây cà gai leo dễ mọc hoang thành từng bụi, khí hậu thời tiết ở vùng trung du Bắc Bộ hay ven biển Trung Bộ cũng rất thích hợp để cây phát triển tốt. Nhưng vì cây là bài thuốc quý và cũng đem lại hiệu quả kinh tế nên hiện nay rất nhiều gia đình đã chọn trồng cà gai leo tại nhà. Đây là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao và dễ trồng. 

Chọn giống: 

Có khoảng 4 - 5 loại cà gai leo, để chọn được cây chuẩn bạn phải chú ý đến cây dây nhỏ, có hoa màu trắng, khi chín cho quả đỏ, nước sắc ra có vị đắng nhẹ. Do đó, để trồng được cây cà gai leo xuất sắc, bạn cần có quá trình lọc từ các loại cây cà gai mọc xen kẽ nhau ngoài vườn. 

Hạt giống được chọn phải chắc, mẩy, có màu vàng và không bị mối mọt. 

Đất trồng: 

Cũng như trồng các cây khác, bạn nên chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt. Chú ý không trồng cà gai leo ở những nơi trũng, ngập nước. Trước khi trồng, bạn phải cày, bừa đất kỹ càng, dọn sạch cỏ dại. Cây cần được trồng ở nơi có diện tích đủ rộng khoảng hơn 1 mét, mỗi luống rộng khoảng 30 cm. 

Gieo hạt: 

Nếu chọn phương pháp gieo hạt, bạn nên tiến hành vào mùa xuân hoặc thu, có không khí dịu mát, đất vườn thông thoáng. Bạn rải đều hạt giống trên lớp đất đã được cày sẵn rồi tươi cho ẩm nước. Khi hạt bắt đầu nứt và phát triển thành cây con, bạn duy trì tưới phun sương 2 lần/ngày để tránh tình trạng gãy cây con. 

Trồng cây con: 

Nếu bạn đã mua hoặc tìm được sẵn cây cà gai leo con, bạn nhẹ nhàng, khéo léo đặt bầu đất chứa cây 1 - 2 tuần tuổi vào luống đất rồi tưới cho ẩm đất. Kích thước bầu khoảng 7 x 12 cm. Chú ý bón một lớp phân lót để cây được sinh trưởng, phát triển nhanh, tốt. 

Bón phân: 

Bạn có thể bón phân chuồng, phân vi sinh, đạm urê hoặc phân NPK tổng hợp. Đối với cà gai leo, bạn chia ra làm 3 lần bón thúc: lần 1 sau khi trồng khoảng 1 tuần, lần 2 sau khi trồng khoảng 20 ngày và lần 3 sau khi trồng khoảng 35 ngày.  

Dọn dẹp cỏ dại: 

Cây cà gai leo thường mọc lẫn với cỏ dại nên bạn luôn cần phải dọn sạch cỏ, không tưới nước quá ẩm gây nấm. Bạn nên phòng ngừa bằng cách phủ gốc bằng cỏ, cây phân xanh... Nếu thấy cây chết, bạn phải tiến hành nhổ bỏ ngay. 

Thu hoạch: 

Thời vụ thu hoạch của cà gai leo là 2 - 3 tháng. Sau khi trồng 2 - 3 tháng, cây sẽ cho quả. Khi cây được khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể tỉa dần lá và hái quả có màu chín đỏ. 

Đối với cây cà gai leo, cành, lá và quả đều có thể làm thuốc. Bạn có thể bảo quản bằng cách phơi khô và để trong lọ kín, túi nilon kín. 

Trồng cây đinh lăng "thần dược" để chữa bách bệnh, chặn khí xấu, tài lộc vào ầm ầm
Cây đinh lăng từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là "nhân sâm của người nghèo" với những tác dụng chữa bệnh thần kỳ và ý nghĩa phong thủy đặc...
Bấm xem >>
Theo Phương Phan (Tổng hợp) (Khám phá)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây