Tại sao chúng ta lại có lông mày? Chúng có tác dụng gì?

Thứ bảy - 19/05/2018 08:53
Khi chúng ta nhìn lại những dấu tích hóa thạch của tổ tiên loài người, thật dễ dàng để nhận ra sự tương đồng. Những người tiền sử sống trên trái đất hàng trăm nghìn năm trước có hình dáng cơ thể rất giống với con người hiện đại, nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy có vài điểm khác biệt rõ rệt, đặc biệt ở não và khuôn mặt. Một trong những điểm khác biệt mấu chốt là ở hàng lông mày dày, gần như dính nối tiếp nhau và vắt ngang trán.

Khi chúng ta nhìn lại những dấu tích hóa thạch của tổ tiên loài người, thật dễ dàng để nhận ra sự tương đồng. Những người tiền sử sống trên trái đất hàng trăm nghìn năm trước có hình dáng cơ thể rất giống với con người hiện đại, nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy có vài điểm khác biệt rõ rệt, đặc biệt ở não và khuôn mặt. Một trong những điểm khác biệt mấu chốt là ở hàng lông mày dày, gần như dính nối tiếp nhau và vắt ngang trán.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về "nhiệm vụ, chức năng" của hàng lông mày vĩ đại đó, và tìm hiểu lý do tại sao ngày nay nó không còn "vĩ đại" như trước. Và giờ đây, sau rất nhiều giả thuyết, các nhà khoa học cho rằng chúng ta đã có câu trả lời.

Theo BRG, trong một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, các nhà khoa học giải thích cách thức họ thử nghiệm các chức năng khác nhau của cấu trúc các vùng xung quanh mắt, đặc biệt là lông mày, và phát hiện ra một số giả thuyết được đưa ra từ trước đến nay là sai. Hàng lông mày vĩ đại của tổ tiên chúng ta không tồn tại ở đó để làm rào chắn bảo vệ cho hộp sọ, cũng không đóng vai trò làm cấu trúc tăng cường giúp hộp sọ kiên cố hơn, càng không giúp ích cho các cử động hàm, đặc biệt là hành động cắn. Vậy, nếu hàng lông mày rậm rạp đó không có nhiều chức năng quan trọng, thì tại sao khi loài người tiến hóa, nó không mất hẳn đi mà vẫn còn lại một lớp lông mày mảnh và mềm mại? Câu trả lời rất ngắn gọn: Lông mày ở đó phục vụ cho cảm xúc của con người.

Penny Spikins - chuyên gia từ ĐH York (Anh) cùng các cộng sự đã sử dụng công nghệ 3D để dựng lại khuôn mặt của người Kabwe - đặc biệt là dải lông mày rậm và dài.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi giả định rằng khuôn trán rộng lớn của tổ tiên chúng ta đã tiến hóa thành vùng trán nhỏ hơn với xương mặt thẳng và linh hoạt của con người hiện đại, giúp lông mày có thể di chuyển để thể hiện những cảm xúc con người muốn thể hiện".

Nói một cách đơn giản, khi con người tiến hóa, khả năng truyền tải cảm xúc trở nên ngày một quan trọng hơn. Giao tiếp phi ngôn từ trở thành một công cụ hết sức hữu hiệu, và có thể bạn không để ý, nhưng các cử động của lông mày bạn nói lên khá nhiều thứ về bạn, về cảm xúc, về suy nghĩ của bạn, thậm chí nó còn được sử dụng để thể hiện sự thống trị, đồng cảm, thấu cảm. Là một công cụ xã hội, biểu hiện trên khuôn mặt con người có tác dụng rất lớn, nhất là trong giao tiếp & các mối quan hệ. Có thể nói, sự thay đổi nhỏ ở hàng lông mày so với người tiền sử đã giúp mang lại cho con người hiện đại chúng ta một bước tiến quan trọng trong quá trình tiến hóa, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài theo hướng tích cực hơn.

Tổ tiên của chúng ta có thể đã giao tiếp và kết bạn với nhau dễ dàng nhờ vào sự phát triển của cặp lông mày có thể cử động cùng với một hộp sọ cao hơn. Qua hàng trăm ngàn năm, sự thay đổi này có thể giúp cho các nhóm người xa lạ có khả năng giao tiếp phi ngôn từ với nhau, thay vì ngay lập tức coi nhau là kẻ thù và lao vào "chiến đấu". Và chính điều này đã giúp loài người đoàn kết, thân thiết với nhau, hình thành nên các cộng đồng, xã hội và phát triển thành xã hội hiện đại như chúng ta đang sống hiện nay.

Cặp lông mày tuy nhỏ, tưởng chừng như không có tác dụng gì. Nhưng sự phát triển của chúng, như phân tích phía trên, có thể đã giúp loài người chúng ta ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Thật tuyệt vời!

Anh Cao

Nguồn tin: vnreview.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây