Bài 1: Vỡ tử cung chẩn đoán đau ruột thừa

Thứ bảy - 17/09/2016 23:37

Bài 1: Vỡ tử cung chẩn đoán đau ruột thừa

Câu chuyện kỳ lạ này xảy ra đối với hai chị em ruột ở Bắc Giang. Hai năm trước đó, chị Lê Thị Vịnh (SN 1978, trú tại đường Á Lữ, phường Trần Phú, TP.Bắc Giang) mang thai ở tuần 36 thì bị đau bụng được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Các y - bác sĩ kíp trực đã chẩn đoán do viêm ruột thừa vỡ nên chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tuy nhiên, tại đây chị Vịnh lại được chẩn đoán là rạn bề mặt thành trước tử cung, phải phẫu thuật cắt bỏ, thai nhi tử vong. Mới đây, chị Lê Thị Nhị (SN 1980, em gái ruột chị Vịnh) cũng trong tình trạng tương tự như vậy khi đang mang thai 14 tuần.

2 chị em chị Vinh trao đổi với phóng viên

Chẩn đoán đau ruột thừa

Chúng tôi tìm gặp ông Lê Văn Công (70 tuổi) và bà Lê Thị Chăm (67 tuổi) là bố mẹ đẻ của chị Vịnh và chị Nhị ở thôn Tân Luận, xã Phi Môn, huyện Lạng Giang. “Khi đến bệnh viện thì sức khoẻ, tính mạng người dân chúng tôi chỉ biết gửi gắm cho các y, bác sĩ. Giờ bảo do trình độ, năng lực còn hạn chế chẩn đoán sai dẫn đến cả hai đứa con gái chúng tôi vừa mất con vừa mất khả năng làm mẹ thì còn gì đau đớn hơn”, bà Lê Thị Chăm nói.

Còn chị Lê Thị Nhị cho biết: Niềm hạnh phúc khi hai vợ chồng chị báo tin mừng với mọi người trong gia đình là chị mang bầu. Vào đêm ngày 19.5.2016, chị thấy bụng khó chịu nhưng vì mới trước đó mấy hôm hai vợ chồng còn chở nhau lên phòng khám Tước Hạnh ở chợ Hà Vĩ, TP. Bắc Giang thăm khám, mọi kết quả và phát triển của thai nhi đều bình thường, thế nên chị Nhị chỉ nghĩ chắc do mình ăn uống thứ lạ. Khoảng 7 giờ sáng hôm đó chị mới nhờ người em chạy xe taxi đưa lên Bệnh viện Sản Nhi khám.

Lên đến bệnh viện bụng chị đau hơn phải bám vào chị gái đến phòng cấp cứu. Tại đây chị được các y, bác sĩ thăm khám cho đi siêu âm, xét nghiệm máu nhưng kết quả bình thường, không ra bệnh. Nghi ngờ do bị tiết niệu, ruột thừa nên các bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi cho chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh và dặn: “Xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám nếu bệnh của sản nhi thì quay trở lại điều trị”. Lúc này chị Nhị đã rất đau không thể đi được phải có người bế lên xe và cũng chỉ ghi trong sổ khám bệnh chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám lại mà không có bất kỳ giấy tờ, người và phương tiện hỗ trợ.

Ngay sau khi sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc truỵ mạch do chảy máu trong ổ bụng, vỡ tử cung/tử cung đôi phải phẫu thuật. Vì là bệnh sản nhi nên Bệnh viện Đa khoa đã phải gọi bác sĩ bên sản nhi sang hội chẩn để tiến hành phẫu thuật. Kết quả chị Nhị đã phải bỏ thai nhi, cắt tử cung bán phần. Đến ngày 27.5.2016 thì chị được xuất viện.

Sau hơn 3 tháng đến nay chị Nhị như vẫn chưa dám đối mặt với sự thật khi mình không chỉ mất đứa con mà khả năng còn mất cả cơ hội làm mẹ khi đã bị cắt tử cung bán phần.

Giờ muốn đẻ nữa cũng chịu

Theo chị Vinh: “Bảo một mình tôi đã đành, giờ cả em gái nữa thì làm sao có thể không đau cho được. Tôi cũng ghi là cắt tử cung bán phần, giờ muốn đẻ cũng chẳng đẻ được nữa”.

Vào ngày 19.8.2014, lúc đó khoảng 22h30. Chị bị đau bụng nên gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi cách nhà chỉ hơn 2 cây số. Chị được đưa vào phòng đẻ đến 4h30 hôm sau, kíp trực hội chẩn trực lãnh đạo bệnh viện thống nhất chẩn đoán. Theo dõi do viêm phúc mạc toàn thể do viêm ruột thừa vỡ. Kíp trực đã chuyển chị sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh lúc 5h45. Tại đây, chị Vịnh được chẩn đoán sốc CRNN-TD sốc mất máu, chảy máu trong ổ bụng/thai 36 tuần. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hội chẩn liên viện với Bệnh viện Sản Nhi, thống nhất chẩn đoán trên và được mổ cấp cứu lúc 6h55. Chẩn đoán sau mổ: Rạn bề mặt thành trước tử cung/thai 36 tuần, kết quả: Sản phụ phải cắt tử cung để cầm máu, thai nhi tử vong.

Chị Vịnh buồn bã nói: “Nếu bảo một mình tôi thì còn có thể nói này nọ về chuyên môn. Nhưng đằng này cả hai chị em đều một quy trình cắt tử cung, mất con tương tự như nhau. Và rồi đều phải mổ cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh mặc dù là bệnh sản nhi. Cho dù mọi người động viên là còn người thì còn tất cả nhưng đối với chị em tôi là phụ nữ, có gia đình mà bị cắt tử cung, không có khả năng sinh nở thì có gì là đảm bảo hạnh phúc sau này”.

Tuy nhiên chị Vịnh may mắn hơn em gái mình đó là trước đó chị đã sinh được một cậu con trai khoẻ mạnh, bình thường hiện đang học mẫu giáo là niềm an ủi và hy vọng duy nhất của hai vợ chồng.

Điều này cũng gạt bỏ nghi ngờ cho rằng do bệnh di truyền hoặc do biến dạng (tử cung đôi) của cơ quan sinh sản đối với hai chị em chị Vịnh. Còn bà Nguyễn Thị Chăm cũng khẳng định với chúng tôi cả bên nội, bên ngoại chưa khi nào xảy ra trường hợp như hai người con gái của bà. Bản thân ông bà có 3 mặt con (hai gái, một trai), 3 lần sinh con cả 3 lần đều hoàn toàn bình thường.

Mặc dù có những dấu hiệu không bình thường trong việc chẩn đoán của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đối với trường hợp của 2 chị em chị Vịnh. Đó là đều chẩn đoán không ra bệnh và chẩn đoán sai dẫn đến việc bệnh nhân không được mổ cấp cứu kịp thời. Nếu được phẫu thuật sớm, biết đâu thai nhi có cơ hội được sống, bản thân các chị không phải cắt bỏ tử cung.

Đến nay, gia đình 2 chị đã nhiều lần làm đơn đề nghị làm rõ trách nhiệm, trình độ chuyên môn của các y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Tuy nhiên, cách trả lời của Bệnh viện Sản Nhi cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang còn nhiều vòng vo, thiếu thuyết phục.

Theo Doãn Kiên - Mạnh Hùng

Lao động

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây