Viêm tuyến nước bọt, bệnh lý gần giống với quai bị

Thứ ba - 16/08/2016 08:04

Viêm tuyến nước bọt, bệnh lý gần giống với quai bị

Viêm tuyến nước bọt là một dạng bệnh lý gần giống quai bị, tuy nhiên hậu quả gây ra lại khác nhau. Cùng tìm hiểu về căn bệnh viêm tuyến nước bọt nhé.

Dễ nhầm lẫn viêm tuyến nước bọt với quai bị

Cả hai bệnh viêm tuyến nước bọt và quai bị đều có những triệu chứng biểu hiện sưng đau ở tuyến nước bọt, thường gặp nhất ở tuyến nước bọt mang tai kèm với sốt. Do triệu chứng biểu hiện rất giống nhau, nên nhiều người nhầm lẫn 2 căn bệnh này.

Tuy nhiên, viêm tuyến nước bọt và quai bị gây ra các hậu quả khác nhau: bệnh quai bị có thể gây vô sinh, còn viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Do đó, bạn cần biết phân biệt 2 loại bệnh này để có phương án điều trị đúng nhất.

Viêm tuyến nước bọt rất dễ bị nhầm với quai bị

Phân biệt viêm tuyến nước bọt với quai bị

  • 1

    Nguyên nhân gây bệnh

    - Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).

    - Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virus Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie... gây nên hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm. Bệnh thường chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, tự khỏi hoặc cũng có trường hợp  chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

    Loại virus gây ra viêm tuyến nước bọt và quai bị là khác nhau
  • 2

    Biểu hiện quả bệnh

    - Quai bị: Bệnh nhân sốt 38 -39 độ C, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương, thăm khám thấy miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không bao giờ có mủ chảy ra. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên là tỷ lệ 6/1. Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính.

    - Bệnh nhân thấy vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt 38 – 39 độ C, ấn  vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

    Đối với bệnh nhân bị bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần thường không thấy có tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Bệnh có tính chất đơn lẻ, cơ hội, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng, không lây thành dịch.

  • 3

    Những biến chứng của bệnh

    - Bệnh quai bị:

    + Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.

    + Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.

    - Bệnh viêm tuyến nước bọt: Nhìn chung căn bệnh này ít nguy hiểm hơn so với bệnh quai bị, tỷ lệ biến chứng thấp. Nếu gặp biến chứng, bệnh nhân có thể bị biến dạng khuôn mặt.

  • 4

    Phương pháp điều trị

    - Bệnh quai bị:

    + Bệnh quai bị đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dùng kháng sinh không có tác dụng mà chỉ điều trị theo triệu chứng. Chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin, có thể dùng chống viêm corticoid, súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Những ngày đầu nên ăn nhẹ, ăn lỏng.

    + Có thể kết hợp dùng các bài thuốc Đông y: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng, hay dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng.

    + Cách ly bệnh  nhân tối thiểu 2 tuần. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại, nhất là đối với thanh niên hay đang trong thời gian sốt và sưng tuyến nước bọt (4 - 6 ngày đầu).

    - Bệnh viêm tuyến nước bọt

    + Dùng kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau. Khi tiêm trực tiếp kháng sinh và corticoid vào tuyến nước bọt, qua đường ống Stenon thấy kết quả tốt, vùng tuyến giảm sưng nhanh, ít tái phát, nếu viêm tuyến lần đầu theo dõi thấy không tái phát. Nếu để muộn, điều trị không kịp thời sau 7 - 10 ngày, bệnh giảm các triệu chứng và chuyển sang viêm mạn tính tái phát sau 1 vài tháng 1 lần viêm lại. Ở những bệnh nhân viêm tuyến tái phát nhiều lần làm vùng tuyến mang tai 2 bên phì đại (to hơn bình thường) không nhỏ lại được, vì thế viêm tuyến nước bọt có thể làm biến dạng khuôn mặt bệnh nhân.

    Hãy tham khảo thêm một vài bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải:

    >> Những lầm tưởng thường gặp về bệnh quai bị ít người biết tới

    >>  Những bệnh ‘kinh khủng’ bạn sẽ chỉ gặp 1 lần trong đời

    >>  Hướng dẫn kinh nghiệm điều trị thủy đậu tại nhà cho bé

    >>  4 bệnh truyền nhiễm bạn phải tránh xa chỗ đông người


Nguồn tin: www.lamsao.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây